spot_img

C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Trong hoạt động kinh doanh thương mại, các loại sản phẩm/hàng hóa được xuất khẩu hoặc nhập khẩu sẽ cần C/O như một chứng từ thiết yếu. Vậy C/O là tài liệu gì hãy cùng tìm hiểu ở bài viết sau nhé.

1. Khái niệm về C/O:

C/O là từ viết tắt của cụm từ Certificate of Origin là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, là một tài liệu sử dụng trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa. Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ. Tại Việt Nam C/O được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (Bộ Công Thương và các cơ quan trực thuộc bộ này).

Đồng thời, C/O có thể mang lại quyền ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan (hạn ngạch) tại mỗi quốc gia đối với các chính sách nhập khẩu áp dụng riêng cho các đối tác quan trọng. Hiện Việt Nam đang áp dụng chế độ ưu đãi thương mại với hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là các đối tác chiến lược như Mỹ, EU, Nhật, ASEAN…

2. Vai trò của C/O:

– Đảm bảo xuất xứ hàng hóa và ưu đãi thuế nhập khẩu: C/O là tài liệu đi kèm hàng hóa thể hiện nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu. Từ đó giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giúp chứng minh hàng hóa đó đảm bảo tuân thủ theo quy định pháp luật của mỗi quốc gia liên quan trong hoạt động xuất nhập khẩu.

C/O giúp người nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu, số tiền thuế nhập khẩu của doanh nghiệp cần đóng giảm đáng kể khi hàng hóa đó có được xuất xứ từ một nước được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu.

– Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá:

Việc xác định được xuất xứ giúp tăng tính khả thi cho việc chống phá giá và áp dụng thuế chống trợ giá. C/O hỗ trợ chính phủ trong việc thực thi chính cách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại, duy trì hệ thống hạn ngạch, tránh gian lận thuế quan… hoặc phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định của pháp luật quốc gia đó và pháp luật quốc tế.

– Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch

Việc xác định xuất xứ giúp cho việc thống kê thương mại đối với một nước trở nên dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó, cơ quan thương mại sẽ duy trì hệ thống hạn ngạch.

Đối với người xuất khẩu: C/O không giúp người xuất khẩu hưởng lợi về thuế. Chỉ một số ít chính phủ các nước đòi hỏi C/O cho hàng xuất khẩu. Lúc này C/O mang ý nghĩa của việc thông kê số lượng hàng hoá xuất khẩu.

– Ngoài ra, một số mặt hàng C/O sẽ là tiêu chuẩn đảm bảo điều kiện nhập khẩu hàng hóa

Ví dụ việc sử dụng C/O như một chứng từ đi kèm hàng hóa là bắt buộc, như đối với vận tải hàng hóa theo Hiệp ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ.

3. Các loại hình C/O

C/O không ưu đãi: Là loại hình C/O chỉ dùng để xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó. xuất nhập khẩu eximtrain có tốt không.

C/O ưu đãi: Là loại hình C/O cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế đối với các nước có đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC), Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)…

Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development): Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia và Mỹ.

C/O cũng được xác định theo tùy từng loại hàng hóa cụ thể (loại hàng gì, đi từ đâu và đến nước nào…) Sau đây là các mẫu C/O phổ biến được áp dụng hiện nay:

· C/O mẫu A: áp dụng cho hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)

· C/O mẫu B: áp dụng cho hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không được hưởng ưu đãi

· C/O mẫu D: áp dụng cho hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)

· C/O mẫu E: áp dụng cho hàng xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc (ASEAN + 1)

· C/O mẫu S: áp dụng cho hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào

· C/O mẫu AK: áp dụng cho hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc (ASEAN + 2)

· C/O mẫu AJ: áp dụng cho hàng xuất khẩu sang Nhật Bản hoặc ngược lại và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Nhật Bản (ASEAN + 3)

· C/O mẫu VJ: áp dụng cho hàng xuất khẩu giữa Việt Nam – Nhật Bản

· C/O mẫu GSTP: áp dụng cho hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP

· C/O mẫu ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (IC/O)

Hy vọng với những thông tin trên của ALS Training chia sẻ sẽ giúp quý vị hiểu hơn về C/O (Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa). Hãy đón chờ các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

spot_img

Must Read

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here