spot_img

Freight Forwarder cầu nối trong hoạt động thương mại

Tại thời điểm hiện tại, logistics ngày càng trở thành lĩnh vực phát triển “nóng” và thu hút được nhiều sự chú ý. Trong hoạt động logistics, Freight Forwarder đóng vị trí khá quan trọng trong việc giao nhận hàng hóa và là nhân tố giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu được diễn ra trơn tru và hiệu quả hơn cho các cá nhân và cả các doanh nghiệp. Vậy hãy cùng tìm hiểu về Freight Forwarder trong chuỗi cung ứng hàng hoá qua bài viết sau nhé.

1. Khái niệm Freight Forwarder:

Freight Forwarder hay nói ngắn gọi là forwarder, đây là thuật ngữ dùng để chỉ đơn vị đảm nhận công việc giao nhận vận tải. Trong tiếng Anh, forward là hành động chuyển tiếp, hậu tố -er tương ứng với một người đang thực hiện hành động đó, hoặc có thể hiểu đơn giản forwarder là “người chuyển tiếp”, thực hiện nhiệm vụ chuyển tiếp hàng hóa, chuyển tiếp chứng từ.

Forwarder có thể là một cá nhân hoặc một tổ chức sẽ trực tiếp đứng ra để tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa, chứng từ nhà sản xuất đến điểm đến là người mua. Cụ thể hơn, họ sẽ nhận hàng từ người bán hoặc gom nhiều lô hàng nhỏ, rồi sau đó sẽ thuê các hãng tàu hoặc hãng hàng không để vận chuyển. Từ đó hoạt động thương mại, mua bán hàng hóa, xuất nhập khẩu được kết nối giữa người mua và người bán thông qua forwarder mang lại điều kiện thuận lợi nhất trong việc giao nhận hàng hóa.

Ví dụ: Một đơn vị doanh nghiệp có trụ sở tại Tây Nguyên và có nhu cầu xuất khẩu cà phê tới thị trường Mỹ. Doanh nghiệp này sẽ tiến hành thuê forwarder để thực hiện thủ tục vận chuyển chuyển hàng hóa. Khi đó, forwarder sẽ tiếp nhận đơn hàng và thuê các đơn vị vận chuyển hàng hóa phù hợp (hãng hàng không, hãng tàu, …) rồi chuyển đơn hàng này tới bên nhận theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Các forwarder ngoài hoạt động trên các tuyến quốc tế, cũng có thể cung cấp dịch vụ trên tuyến nội địa. Theo tuyến nội địa trong nước, hàng hóa được đóng trong container rồi vận chuyển nội địa từ phía Bắc qua cảng Hải Phòng, đưa vào phía Nam qua cảng Sài Gòn, hoặc theo chiều ngược lại.

2. Vai trò của Freight Forwarder

– Hoàn thiện thủ tục xuất nhập khẩu chuyên nghiệp, hạn chế các vấn đề phát sinh.

Quá trình xuất nhập hàng hóa tại các cảng khi thực hiện đòi hỏi rất nhiều thủ tục, theo những quy trình khá phức tạp mà các chủ hàng có thể gặp khó khăn khi tự giải quyết, đặc biệt đối với các chủ hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ. Forwarder với nhiều kinh nghiệm sẽ giải quyết các thủ tục xuất nhập khẩu chính xác, nhanh chóng, dễ dàng xử lý các sự cố trong suốt quá trình vận chuyển. Từ đó, forwarder giúp chủ hàng đảm bảo giao hàng kịp thời, đúng kế hoạch.

– Phương thức vận chuyển hàng hóa phù hợp.

Trong vận chuyển hàng hóa, có rất nhiều hãng hàng không cũng như hãng tàu với các cảng đến và đi khác nhau. Forwarder sẽ lựa chọn được những phương thức và hãng vận chuyển khả thi và hợp lý nhất với đơn hàng. Nếu như tự tìm kiếm thì doanh nghiệp sẽ mất thời gian khá lâu và chi phí cũng lớn hơn, kéo theo việc sẽ bị chậm trễ đơn hàng.

– Tiết kiệm chi phí khi vận chuyển hàng hóa.

Forwarder là những người chuyên nghiệp trong việc giao nhận hàng hóa quốc tế và nội địa, nên họ sẽ dễ dàng lựa chọn được những đối tác có mức giá ưu đãi nhất, làm giảm tối đa chi phí. Thực tế người bán hoặc người gửi hàng sẽ không thể nào mặc cả giá vận chuyển được với đơn vị vận chuyển, cũng như có thể sẽ dễ dàng bị thuê giá “trên trời” nếu như không phải là người chuyên nghiệp.

– Đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá dù là số lượng ít.

Trong trường hợp là đơn hàng nhỏ lẻ thì chi phí sẽ rất cao nếu như chủ hàng tự liên hệ với đơn vị vận chuyển. Forwarder lúc này sẽ gom những đơn hàng nhỏ, tạo ra những lô hàng lớn và làm giảm chi phí vận chuyển cho chủ hàng rất nhiều.

– Thúc đẩy, tạo thuận lợi cho việc giao dịch, thương mại quốc tế.

Rào cản ngôn ngữ là một trong những yếu tố làm cản trở chủ hàng thực hiện giao dịch với người mua trên thế giới. Với những giao dịch quốc tế sẽ có rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất. Các chủ hàng địa phương có thể nhờ tới forwarder để được hỗ trợ giao nhận hàng nhanh chóng, thuận tiện hơn cho các đối tác nước ngoài.

Nói về nhiệm vụ, vai trò của đơn vị Freight Forwarder trong hoạt động thương mại, điều đầu tiên chính là việc vận chuyển hàng hoá từ người bán đến người mua. Bên cạnh đó, các công ty Freight Forwarder hiện nay đều đã và đang triển khai rất nhiều dịch vụ phụ trợ đi kèm khác như sau:

· Thông quan hàng hoá, uỷ thác khai hải quan cho khách hàng hoặc nộp thuế xuất nhập khẩu hộ khách hàng (nếu được yêu cầu).

· Xử lý các vấn đề liên quan đến chứng từ như vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy phép nhập khẩu của lô hàng.

· Tiến hành quản lý hàng tồn kho cùng những hoạt động khác để đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng hàng hoá.

· Chuyên viên tư vấn và hỗ trợ các vấn đề về thương mại quốc tế. Những đơn vị Freight Forwarder có kinh nghiệm sẽ chia sẻ kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp mới tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.

3. Những tiêu chí để lựa chọn Freight Forwarder

Thông tin liên quan đến các đơn vị forwarder bạn có thể tìm hiểu qua giới thiệu từ người thân, bạn bè hay đồng nghiệp, đây cũng là nguồn tin đáng tin cậy. Bên cạnh đó, hiện nay các thông tin về đơn vị forwarder có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng xã hội qua các danh bạ các công ty forwarder, những trang vàng hoặc trong các Hiệp hội forwarder Việt Nam, Hiệp hội giao nhận VIFFAS, tham khảo ý kiến trong các forum hoặc facebook liên quan tới logistics. Trong đó việc lựa chọn Freight Forwarder phù hợp với doanh nghiệp, bạn nên xem xét qua các tiêu chí sau:

· Kinh nghiệm và tuyến dịch vụ của các forwarder này đối với loại hàng của bạn. Chẳng hạn bạn cần vận chuyển hàng hoa quả sang Nhật Bản, vậy bạn phải xem các forwarder này có kinh nghiệm vận chuyển loại hàng này và đi tuyến đường Việt – Nhật này chưa?

· Các dịch vụ phụ trợ và chi phí mà bên forwarder tính cho bạn. Tổng chi phí dịch vụ cho lô hàng là bao nhiêu?

· Họ có sẵn lòng giải thích cho bạn về quá trình cung cấp dịch vụ không? Điều này rất hữu ích khi bạn là người mới tham gia lĩnh vực xuất nhập khẩu, cần một nhà tư vấn dịch vụ chu đáo. · Các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms), nhất là những điều khoản phổ biến như: FOB, CIF, CNF, DDU… sẽ được áp dụng đối với lô hàng của bạn là gì?

· Luồng hàng hóa của bạn qua các bên liên quan (hãng tàu hoặc hãng hàng không, cảng biển, cảng hàng không, hải quan, kiểm dịch, CFS/Depot…) sẽ được xử lý thế nào? · Các chứng từ vận tải, ngoại thương của lô hàng (Vận đơn, Packing List, Cargo Manifest, Hợp đồng thương mại, C/O, L/C) sẽ cần có những gì?

Hy vọng với những thông tin trên của ALS Training chia sẻ sẽ giúp quý vị hiểu hơn về Freight Forwarder (Forwarder). Hãy đón chờ các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

spot_img

Must Read

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here