spot_img

Hoạt động kho bãi trong ngành Logistics

Hiện nay, dịch vụ kho bãi là một phần không thể thiếu trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất. Đây là dịch vụ sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết được mối lo lắng về không gian lưu trữ, bảo quản, giao hàng và đóng gói hàng hóa cùng với đa dạng các loại hình thức. Doanh nghiệp có thể dễ dàng chọn lựa mô hình dịch vụ kho bãi phù hợp với nhu cầu của mình. Hãy cùng tìm hiểm dịch vụ kho bãi là gì nhé.

1. Khái niệm của kho bãi và dịch vụ kho bãi

1.1 Khái niệm kho bãi (Warehouse)

Kho bãi là nơi cất giữ và bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm (hàng hóa) với mục đích cung cấp cho khách hàng theo nhu cầu trong khoảng thời gian nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.

1.2 Khái niệm dịch vụ kho bãi (Warehouse service)

Dịch vụ kho bãi (Warehouse service) hay còn gọi dịch vụ kho hàng và lưu trữ hàng hóa, là nơi cất giữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong suốt quá trình chuyển từ đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, và còn cung cấp các thông tin về những tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của hàng hóa được lưu kho.

2. Vai trò của kho bãi trong hoạt động logistics

Kho bãi thường là điểm cố định, có mặt bằng lớn và thuận tiện cho phương tiện vận chuyển ra vào để lấy hàng, chở hàng và hạ hàng. Hoạt động kho bãi có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lưu trữ và quản lý hàng hóa của doanh nghiệp. Quản trị kho bãi trong logistics tốt giúp doanh nghiệp:

  • Giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hóa.
  • Tiết kiệm chi phí lưu thông bằng cách quản lý hao hụt hàng hóa, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả về cơ sở vật chất của kho.
  • Duy trì nguồn cung có sẵn trong kho để phục vụ khách hàng bất kỳ khi nào, nâng cao sự hài lòng của khách hàng. học kế toán tổng hợp thực hành
  • Góp phần giúp giao hàng đúng thời gian, địa điểm.
  • Tạo nên sự khác biệt và tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Giúp doanh quản lý hàng hóa triệt để và phù hợp.

3. Một số chức năng của kho bãi trong hoạt động logistics:

 Một số kho bãi hiện đại, đáp ứng nhu cầu vận tải logistics thường bao gồm các kho nhỏ như:

  • Kho nguyên vật liệu, phụ tùng: Cung ứng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất
  • Kho thành phẩm: Phân phối hàng hóa cho đầu ra

Hệ thống các kho này phải đảm bảo thực hiện tốt những chức năng như:

  • Lưu trữ hàng hóa
  • Hỗ trợ cho sản xuất, đáp ứng tốt khi có nhu cầu.
  • Bảo quản hàng hóa, đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa đó
  • Gom hàng.
  • Tách hàng thành nhiều lô nhỏ hơn
  • Hỗ trợ vận chuyển hàng hóa theo điểm giao hàng.

Để thực hiện tốt các chức năng của kho bãi cần có những hoạt động quản trị kho bãi với biện pháp phù hợp để đảm bảo chất lượng hàng hóa và hỗ trợ thuận lợi trong lưu thông:

  • Bố trí, thiết kế cấu trúc kho bãi và các phương tiên cất trữ, bốc xếp hàng trong kho
  • Quản lý hàng hóa: bao gồm việc phân loại hàng, định vị, lập danh mục, dán nhãn hoặc thanh lý hàng chất lượng kém. giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn
  • Kiểm kê hàng hóa: điều chỉnh sự chênh lệch (nếu có), kiểm kê tồn kho, lưu giữ hồ sơ.
  • Quản lý công tác xuất nhập hàng.
  • Đảm bảo an toàn cho hàng hóa, người lao động
  • Phòng ngừa trộm cắp, cháy nổ.

4. Các loại kho có trong dịch vụ kho bãi:

Hoạt động kho bãi trong hoạt động logistics cần căn cứ chức năng và nhu cầu sử dụng kho để lựa chọn loại kho bãi phù hợp. Một số kho bãi phổ biến thường được sử dụng trong chuỗi cung ứng như sau: 

4.1 Cross Docking

Cross Docking là một hình thức kho bãi khá đặc biệt, nhờ vào việc vận dụng kỹ thuật logistics nhằm loại bỏ được chức năng lưu trữ và chỉ thực hiện chức năng tiếp nhận rồi phân phối hàng hóa ngay sau đó. Thời gian hàng hóa được giữ tại kho Cross Docking thường chỉ khoảng một ngày hay thậm chí là một giờ.

Điều kiện để thực hiện Cross Docking đó là thị trường biến động thấp và số lượng hàng hóa đủ lớn. Ưu điểm của mô hình này là tăng tốc độ hàng hóa đến tay người tiêu dùng, đồng thời cắt giảm chi phí lưu kho hàng hóa.

4.2 Kho bảo thuế (Bonded factory)

Theo khoản 9, điều 4 luật Hải quan 2014 định nghĩa kho bảo thuế là “kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế“.

Kho bảo thuế được doanh nghiệp thành lập nhằm mục đích dự trữ nguyên vật liệu nhập khẩu nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất. Đặc điểm của loại kho này chính nguyên liệu khi vừa được nhập kho thì chưa phải đóng thuế nhập khẩu và các loại thuế khác.

Tuy nhiên, hàng hóa khi được nhập kho thì sẽ không thể được bán tại thị trường Việt Nam. Trong trường hợp bán hàng hóa nhập khẩu thì doanh nghiệp cần phải được Bộ Công thương cho phép, đồng thời phải đóng thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan khác.

4.3 Kho Ngoại Quan (Bonded Warehouse)

Trong các loại kho bãi logistics thì kho ngoại quan là một trong những kho bãi cực kỳ quan trọng trong chuỗi logistics. Theo khoản 10, điều 4, luật Hải Quan 2014, kho ngoại quan được định nghĩa là “khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hoặc hàng hóa được đưa từ nước ngoài vào để gửi chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam”. 

Khi hàng hóa nhập khẩu lưu kho ngoại quan thì tạm thời chưa phát sinh thuế. Đồng thời, hàng hóa trong kho sẽ được phân loại và bố trí một cách khoa học. Chính điều này giúp tiết kiệm cho doanh nghiệp nhiều thời gian và chi phí.

4.4 Loại kho CFS

CFS viêt tắt từ Container Freight Station hay còn gọi là điểm gom hàng lẻ. Công việc trong kho CFS là chia tách và gom hàng lẻ của nhiều chủ cửa hàng trong cùng một container.

Trong các loại kho bãi trong logistics, kho CFS đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đây là loại kho bãi nơi hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu vận chuyển chung container được đóng gói, sắp xếp, phân chia hoặc ghép chung khi mà chưa thực hiện xong thủ tục hải quan. Ngoài hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa quá cảnh cũng được lưu kho CFS trước khi được xuất qua nước thứ ba.

4.5 Kho kiểm soát nhiệt độ (Climate-controlled Warehouse)

Loại kho này thường được sử dụng chủ yếu để lưu trữ và vận chuyển các loại hàng hóa dễ hư hỏng, chủ yếu là các loại ngành thực phẩm. Các loại kho kiểm soát nhiệt độ bao gồm kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ. Bảo đảm hàng hóa đến tận tay người nhận vẫn giữ nguyên được chất lượng ban đầu.

4.6 Kho tư nhân (Private Warehouse)

Các kho tư nhân thường thuộc quyền sở hữu của các tập đoàn bán lẻ lớn hoặc là các công ty lưu trữ hàng hóa tư nhân. Còn được gọi là các kho bãi độc quyền, các cơ sở như vậy cần phải yêu cầu đầu tư vốn trả trước để xây dựng và bảo trì. Nhà kho tư nhân có thể được xây dựng gần các cơ sở sản xuất hoặc bên ngoài công trường. Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho các công ty đã thành lập. Họ có đầy đủ chi phí và sẵn sàng đầu tư vào tài chính vào việc xây dựng kho trữ hàng hóa của riêng họ.

4.7 Kho công cộng (Public Warehouse)

Nhà kho công cộng là một trong các lựa chọn thích hợp cho các công ty có nhu cầu lưu kho trong thời gian ngắn nhất.

Ví dụ: nếu các nhà sản xuất hết không gian để lưu trữ hàng hóa, thì là nơi bạn có thể chọn để lưu trữ hàng hóa của mình trong một khoảng thời gian ngắn chính là kho công cộng. Loại kho này rất tuyệt vì nó sẽ cho phép bạn cất trữ hàng khi quá nhiều cho đến khi bạn tìm được cho mình một kho bổ sung khác.

Hy vọng với những thông tin trên của ALS Training chia sẻ sẽ giúp quý vị hiểu hơn về hoạt động kho bãi trong ngành logistics. Hãy đón chờ các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

spot_img

Must Read

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here